Menu
VN
Thumb post

Tháng Năm 29, 2023

4 chiến lược cạnh tranh kinh điển trong hoạt động kinh doanh

Thị trường kinh doanh đang ngày càng trở nên rầm rộ, để doanh nghiệp đứng vững và phát triển lớn mạnh thì việc đưa ra được chiến lược chính xác, đúng đắn, kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong số đó, chúng ta phải kể kế các chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Hãy cùng NQ Media từng bước tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Hiểu đơn giản thì chiến lược cạnh tranh là việc doanh nghiệp đưa ra được những kế hoạch kinh doanh giúp thương hiệu của mình phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên thị trường, đủ sức để cạnh tranh với các đối thủ khác. 

Chiến lược cạnh tranh là gì?
Chiến lược cạnh tranh giúp thương hiệu của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên thị trường

Thông thường thì đây chính là những kế hoạch được nghiên cứu bài bản nhằm phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của đối thủ, mang tính dài hạn.

Việc xây dựng chiến lược cạnh tranh có ý nghĩa gì?

Không thể phủ nhận rằng, khi thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt thì việc xây dựng những chiến lược cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được nhiều lợi thế mà các đối thủ khác chưa có. 

Ngoài ra, việc cạnh tranh được xem là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu, vị thế của mình trước những đối thủ khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh.

Việc xây dựng chiến lược cạnh tranh có ý nghĩa gì?
Việc xây dựng chiến lược cạnh tranh sẽ khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp trước những đối thủ khác

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thường thể hiện qua những khía cạnh là khác biệt hóa và chi phí thấp. Kết hợp 2 loại này với phạm vi hoạt động rộng lớn sẽ giúp doanh nghiệp hình thành 3 chiến lược tổng quát (Khác biệt hóa sản phẩm – Dẫn đầu về chi phí thấp – Tập trung phân biệt đối tượng khách hàng).

4 chiến lược cạnh tranh kinh điển trong marketing

Chiến lược cạnh tranh về giá

Việc doanh nghiệp xây dựng một bản kế hoạch tổng thể đến chi tiết nhằm xác định phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực sẽ giúp chiến lược về giá mang lại hiệu quả tối ưu.

Chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến lược cạnh tranh về giá sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn

Việc đưa ra mức giá thấp nhất, đủ nội lực sau khi đã trừ hết chi phí cho khâu sản xuất, vận chuyển, quảng bá sản phẩm sẽ góp phần giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

Khi xã hội đang ngày càng phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng cập nhật và thay đổi về mặt công nghệ nhằm thay thế những trang thiết bị đã cũ kỹ, lỗi thời, không mang lại hiệu quả cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc cắt giảm chi phí, nếu không đưa ra một sách lược đúng đắn sẽ khiến công ty của bạn trở nên thua lỗ trong thời gian dài, thậm chí có thể dẫn tới phá sản. 

Chiến lược tập trung phân biệt

Hiểu một cách đơn giản, chiến lược tập trung là quá trình Marketer xây dựng bản kế hoạch kinh doanh hướng tới từng phân khúc khách hàng cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của nhóm người đó. 

Chiến lược tập trung phân biệt
Chiến lược tập trung phân biệt là quá trình Marketer xây dựng bản kế hoạch kinh doanh hướng tới từng phân khúc khách hàng cụ thể

Thay vì tập trung vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau, chiến lược này sẽ hướng tới từng thị trường cụ thể với các sản phẩm/dịch vụ mang tính độc đáo mà đối thủ cạnh tranh khác chưa kinh doanh. Cách làm trên có thể tạo ra sự khác biệt cao, hướng tới mục tiêu cuối cùng là thu hút khách hàng và tăng doanh số. 

Thực chất, chiến lược tập trung chính là thu hẹp thị trường, chính vì thế mà chi phí sản xuất cũng thấp hơn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của từng đối tượng khách hàng cụ thể.  

Chiến lược cạnh tranh tập trung vào chi phí

Phương pháp này có nhiều điểm giống với chiến lược dẫn đầu chi phí. Bởi bản chất của nó đều là doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và giữ mức giá thấp trong phân khúc thị trường đó để cung cấp sản phẩm rẻ nhưng vẫn đáp ứng chất lượng.

Chiến lược cạnh tranh tập trung vào chi phí
Chiến lược cạnh tranh tập trung vào chi phí giúp tăng khả năng nhận thức thương hiệu, thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng

Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược cạnh tranh tập trung vào chi phí là tăng khả năng nhận thức thương hiệu, thỏa mãn nhu cầu mua sắm giá rẻ từ người tiêu dùng.

Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa

Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Do đó, việc xây dựng chiến lược này giúp bạn phát huy những đặc tính chuyên biệt của sản phẩm/dịch vụ. Thông qua đó, người mua hàng thông thái sẽ có cách nhìn nhận mới mẻ về mặt hàng mà bạn đang hướng tới, nhờ vậy mà doanh nghiệp dễ dàng vượt qua đối thủ khác trên thị trường.

Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa
Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua đối thủ khác trên thị trường

Trên đây là 4 chiến lược cạnh tranh không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng, bạn sẽ tìm ra cho mình một phương pháp giúp phát triển công ty, nâng cao doanh số bán hàng một cách hiệu quả.

Banner Bottom
Preview