Tháng 4 27, 2023
Performance marketing là một thuật ngữ được sử dụng trong quy trình vận hành và tối ưu hiệu quả các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng số. Dựa vào những số liệu cụ thể mà doanh nghiệp sẽ biết được hiệu quả có xứng đáng với chi phí đã bỏ ra hay không. Vậy Performance marketing là gì, có vai trò như thế nào? Hãy cùng NQ MEDIA khám phá, tìm hiểu thông tin chi tiết về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Performance marketing là một khái niệm dành cho các chiến dịch marketing trên nền tảng Digital mà doanh nghiệp muốn hướng vào hiệu suất. Với một ngân sách nhất định, thì Performance sẽ khai thác để mang đến hiệu quả thực sự như click chuột, leads khách hàng,…
Doanh nghiệp sẽ chỉ trả tiền khi có kết quả cụ thể, do đó họ hoàn toàn yên tâm hơn khi sử dụng ngân sách. Nếu như các campain hoạt động không tốt, doanh nghiệp có thể cắt giảm ngân sách quảng cáo. Khác với các brand marketing, Performance marketing mang đến kết quả thực tế, trực tiếp và được đong đếm bằng số liệu cũng như mang tính chất ngắn hạn.
Khi bạn đã xác định được mục tiêu chiến lược của mình thì bạn có thể sử dụng những nền tảng quảng cáo để tạo nên chiến dịch với mục đích cụ thể.
Sau khi đã có mục tiêu cụ thể, bạn có thể bắt đầu khởi chạy chiến dịch hướng đến kết quả hoặc những mục tiêu đã được nêu trên.
Chẳng phải tự nhiên mà hầu hết những doanh nghiệp hiện nay đều chú trọng đầu tư, xây dựng đội ngũ Performance marketing (hay còn được gọi với cái tên thân thương hơn là “hội tiêu tiền hiệu quả”). Vậy hãy cùng NQ MEDIA tìm hiểu lý do tại sao Performance marketing lại được ưa chuộng đến vậy nhé!
Loại hình tiếp thị này được ứng dụng rộng rãi trong các giai đoạn của marketing và nhiều lĩnh vực khác. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Performance marketing trong khâu branding hoặc một số quy trình của các chiến dịch truyền thông.
Ví dụ: Khi triển khai chiến dịch Performance marketing trong khâu branding bạn sẽ đặt mục tiêu chính – tăng nhận biết, cao hơn nữa là tạo tương tác cùng các chỉ số quan quan tâm là CPC, CPM.
Thông thường Performance marketing ngoài dựa vào yếu tố lòng tin để triển khai các chiến dịch đòi hỏi KPIs khắt khe thì nó còn là công cụ giám sát và kiểm soát để có thể đưa ra quyết định kịp thời như là tiếp tục hay dừng lại hoặc tạo ra phương án thay thế hướng đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
Chi phí marketing được coi là một khoản đầu tư và doanh nghiệp luôn kỳ vọng mang về một kết quả ưng ý. Do đó, khi ứng dụng mô hình này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro cho chiến dịch, đồng thời tăng tỷ lệ thành công cao hơn so với các mô hình marketing không kiểm soát.
Với Performance marketing, đa phần những số liệu đều nhìn thấy một cách realtime và được tối ưu trên chính realtime đó. Nhờ đó mà Media sẽ xem được mình tốn bao nhiêu chi phí, đạt được bao nhiêu % về KPI, thời gian còn lại cần chi bao nhiêu tiền. Ngoài ra, người làm quản lý cũng có thể mở máy tính, xem dữ liệu ngay lập tức mà không cần nhân viên phải gửi báo cáo chi tiết.
Performance marketing giúp tối ưu tối đa chi phí, tối ưu hiệu suất bằng việc thay đổi và tối ưu ở nhiều khía cạnh khác: tối ưu thời gian làm việc của team marketing, tối ưu vận hành, tối ưu phối hợp giữa các phòng bạn, phân tích báo cáo chi tiết,…
Sau đó Performance marketing sẽ đưa ra KPIs để tối ưu hằng năm, như vậy thì bộ phận marketing mới thực sự là cánh tay đắc lực trên chặng đường phát triển của doanh nghiệp.
Với những thông tin chi tiết được trình bày ở trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được lý do vì sao Performance marketing được các doanh nghiệp ưa chuộng đến vậy. Sau đây hãy cùng NQ MEDIA tìm hiểu 5 loại hình tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay nhé!
Native Ads được hiển thị trên các landing page/ website để có thể thu hút được sự tương tác của khách hàng thông qua việc click vào banner có nội dung kích thích và chạm được nỗi đau của họ. Các mô hình thanh toán phổ biến nhất của loại hình tiếp thị này là CPM – Trả cho mỗi lần hiển thị, CPC – Trả cho mỗi lần nhấp.
Đây được xem là một hình thức truyền thông không mất phí – paid media, nhưng lại không giống như quảng cáo hiển thị hoặc quảng cáo banner, mà Native Ads sẽ không thực sự trông giống như quảng cáo.
1 kênh truyền thông Performance marketing mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng chính là social media. Với sự viral hiệu quả và mạnh mẽ, các nền tảng mạng hội là hình thức tiếp thị hiệu quả nhằm đạt được lượng traffic (truy cập), tăng độ nhận diện thương hiệu như nội dung được hiển thị trên Instagram, Facebook hay Pinterest.
Sponsored chủ yếu được sử dụng bởi Influencers, các trang web nội dung. Performance marketing này bao gồm một bài viết hay bài viết chuyên dụng để có thể quảng bá thương hiệu và sản phẩm với mục đích nhận thù lao.
Đôi khi, khoản thù lao sẽ ở dạng trải nghiệm và sử dụng sản phẩm miễn phí, ngoài ra có thể là những khoản thanh toán dựa trên CPA, CPC hoặc CPA.
Search Engine Marketing – SEM sẽ được chia thành 2 phần thông qua các hình thức trả phí hoặc tự nhiên. Trong đó Paid Search Marketing chỉ đơn giản là khi nhà quảng cáo trả tiền cho những lần nhấp vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Cococ, Google, Yahoo,… Ngược lại Organic Search sẽ sử dụng các phương phức miễn phí như Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO và dựa vào thuật toán riêng của công cụ tìm kiếm để có thể xếp hạng trong top.
Tùy vào chiến lược, ngân sách mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn ra 1 trong 2 hoặc cả 2 hình thức sao cho được phù hợp nhất.
Affiliate Marketing có liên quan nhiều hơn đến bất kỳ loại tiếp thị nào được liên kết với nhà quảng cáo và thanh toán sau khi khách hàng thực hiện hành động mong muốn.
Vừa rồi là những thông tin chi tiết về Performance marketing được NQ MEDIA tổng hợp, đánh giá. Hy vọng qua chia sẻ trên, sẽ giúp ích cho bạn cho công việc của bạn và doanh nghiệp, đồng thời có một chiến dịch Performance hiệu quả nhất nhé!
Tháng 5 29, 2023
Tháng 5 26, 2023
Tháng 5 24, 2023
Tháng 5 22, 2023