Tháng Tư 21, 2023
Trên thực tế, có đến hàng trăm công thức viết bài PR khác nhau, nhưng công thức 3S luôn được nhiều người làm ngành Marketing chọn lựa. Vậy bài viết theo công thức này nổi bật ở điểm gì? Cách triển khai ra sao? Hãy tham khảo ngay phần nội dung bài viết bên dưới để bổ sung thêm những kiến thức bổ ích nhất nhé!
Trước khi bắt tay vào việc viết bất kỳ bài PR nào thì bạn cần phải xác định mục tiêu của mình là gì, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ hay đánh vào tâm lý khách hàng?
Ở bước này, cách viết bài PR chuẩn chỉnh được tiến hành theo quy trình sau: Mục tiêu bài viết – tìm hiểu thông tin – lên dàn ý – trình bày nội dung. Nếu áp dụng theo trình tự như trên, bài PR sẽ trở nên logic, tránh tình trạng bị lồi lõm, thiếu rành mạch.
Đối với doanh nghiệp, mục đích để viết bài PR thường nhắm đến một số mục tiêu như:
Tùy thuộc vào mỗi chiến dịch, đợt quảng bá sản phẩm khác nhau mà mục tiêu viết bài PR cũng sẽ có những sự thay đổi phù hợp. Bạn nên lập trình sẵn cho mình một dàn ý viết content để định hình được tất cả thông tin quan trọng cần chuẩn bị.
Tiêu đề được xem là phần “xương sống” trong toàn bộ bài viết PR. Do đó, người viết cần phải chú trọng đến vấn đề này. Bạn hãy tưởng tượng xem, nếu tiêu đề không ăn khớp với bài viết thì vô tình sẽ khiến nội dung trở nên sáo rỗng, không có nghĩa.
Trên thực tế, tiêu đề của một bài PR không nhất thiết phải là chuẩn SEO nhưng phải liên quan tới sản phẩm/dịch vụ mà công ty, doanh nghiệp bạn đang kinh doanh.
Có 2 cách đặt tiêu đề cho một bài PR được nhiều người chọn lựa:
Sau khi đã xác định rõ tiêu đề thì bạn cần xác định thông điệp cốt lõi bên trong bài PR. Cụ thể, nội dung chỉ nên chú trọng vào một key message có sẵn, tránh tình trạng lan man, không đi theo một trình tự cụ thể hoặc chen quá nhiều thông tin khác nhau.
Mục tiêu chính của bài PR đó là tiếp cận khách hàng thông qua trang báo hoặc trang thông tin điện tử. Thực tế, không hẳn bạn trả tiền thì nghiễm nhiên nội dung đó sẽ xuất hiện toàn bộ nội dung trên báo, mà độ dài bài PR còn phải tùy thuộc theo yêu cầu trình bày ở mặt báo nữa.
Để có một bài PR hay, độ dài sẽ được xác định như sau: Báo giấy cho phép từ 150 – 300 chữ, còn với báo mạng hoặc trang thông tin điện tử thì sẽ dài hơn, tuy nhiên cũng chỉ khoảng 500 – 650 text, rất ít bài PR nào dài trên 1000 chữ.
Cũng chính những quy định về độ dài có phần hơi hạn chế này mà người viết cần chú ý tới một số điều khi viết bài như: chỉ tập trung vào chủ đề, mục tiêu mà bạn sắp sửa truyền tải, sắp xếp bố cục rõ ràng, không trình bày dài dòng khiến tòa cắt bỏ, từ đó dẫn tới việc nội dung thiếu đi sự logic.
Không giống như bài content SEO, bài PR sẽ có một phom thông tin liên quan tới sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp hoặc công ty đang kinh doanh. Nhiệm vụ của người viết hoặc mới học về content chính là nghiên cứu, phân tích nội dung này để viết bài.
Quá trình nghiên cứu thông tin sẽ phục vụ cho công việc lên tiêu đề, dàn ý, bố cục trong bài viết. Ngoài ra, người viết cũng có thể tham khảo một số cách viết của đối thủ, để xem cách triển khai cũng như tiếp cận khách hàng từ họ sẽ như thế nào.
Bên cạnh đó, việc xác định những lỗ hổng trong cách viết bài PR từ đối thủ cũng sẽ giúp khắc phục và gia tăng hiệu quả tiếp cận cho bài viết của mình được tốt hơn. Sau khi hoàn thành tác phẩm, bạn đừng nên public mà hãy tìm hiểu, tham khảo ý kiến một số người có cùng chuyên môn để bài viết trở nên hoàn thiện.
Công thức viết bài PR 3S được nhiều người yêu thích vì hiệu quả nó mang lại vô cùng cao. Thế nhưng để công thức bài viết này phát huy tối đa tác dụng thì đòi hỏi người dùng cần phải có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing, quảng cáo.
3S chính là từ viết tắt của Star (ngôi sao), Story (câu chuyện) và Solution (giải pháp). Mặc dù mang ý nghĩa đơn giản nhưng trong quá trình viết bài, bạn cần phải ứng dụng công thức này theo một ý nghĩa mang tính sâu xa, rộng lớn hơn, cụ thể như:
Viết bài dựa theo công thức PAS gồm nhiều khía cạnh khác nhau như: Agitate (Diễn giải), Solution (giải pháp), Problem (vấn đề), cụ thể là:
Sự logic của phương pháp viết bài PR dựa trên công thức PAS sẽ góp phần xây dựng lòng tin, khơi gợi nhu cầu từ phía khách hàng đối với sản phẩm.
Bài PR theo công thức Strings mang ý nghĩa là chuỗi các thông tin, sự kiện theo dạng tổng hợp hoặc liệt kê. Bằng cách này, khách hàng sẽ nắm bắt một số thông tin hữu ích về sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.
Để viết bài PR theo dạng String thì người viết cần phải dùng giọng văn rõ ràng, rành mạch và khách quan nhất. Đây cũng chính là một trong những công thức viết bài PR đỉnh cao hiện nay.
Có thể thấy, việc viết bài PR theo công thức 3S đòi hỏi bạn cần phải tư duy và vốn từ sâu rộng, không ngừng sáng tạo, chỉ như vậy thì tác phẩm mới tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Hy vọng nội dung mà NQ Media vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc PR sản phẩm/dịch vụ của mình.
Tháng Năm 29, 2023
Tháng Năm 26, 2023
Tháng Năm 24, 2023
Tháng Năm 22, 2023